Từng sử dụng hệ thống nước ngoài nhưng hỏng sau 5 năm, Việt Nam quyết tự chủ công nghệ, biến cao tốc 9.000 tỷ đồng sở hữu hầm cấp đặc biệt thành hình mẫu mới

Tuyến cao tốc gần 9.000 tỷ đồng sở hữu hầm cấp đặc biệt trở thành hình mẫu cho các tuyến cao tốc mới nhờ sở hữu công nghệ đặc biệt thông minh.

Từng sử dụng hệ thống nước ngoài nhưng hỏng sau 5 năm, Việt Nam quyết tự chủ công nghệ, biến cao tốc 9.000 tỷ đồng sở hữu hầm cấp đặc biệt thành hình mẫu mới- Ảnh 1.

Giao thông thông minh là hệ thống sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại như cảm biến, điện tử, tin học, và viễn thông để quản lý, điều hành giao thông vận tải. Bằng cách tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT) vào cơ sở hạ tầng và phương tiện, nhiều quốc gia đã cải thiện hiệu quả vận hành và an toàn giao thông, giúp giảm tai nạn và hạn chế tác động môi trường.

Tại Việt Nam, trước đây, hệ thống giao thông thông minh (ITS) chỉ mới được đầu tư nhỏ lẻ trên một số tuyến cao tốc và đô thị lớn. Năm 2010, cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương, tuyến cao tốc đầu tiên phía Nam, được đưa vào sử dụng. Sau đó 3 năm, hệ thống ITS do nhà thầu Hàn Quốc lắp đặt được đưa vào hoạt động. Tuy nhiên, hệ thống gặp nhiều hỏng hóc sau 5 năm sử dụng, như đứt cáp, lỗi nguồn điện và camera, khiến bảng thông tin điện tử và hệ thống đếm xe gặp nhiều trục trặc. Đến năm 2020, hệ thống mới được sửa chữa nhưng phải thuê chuyên gia nước ngoài, rất phức tạp và tốn kém.

Đến nay, giai đoạn 1 của việc phục hồi hệ thống giao thông thông minh (ITS) trên cao tốc TP.HCM – Trung Lương đã hoàn thành với kinh phí khoảng 2,7 tỷ đồng, sử dụng công nghệ nội địa. Hệ thống đã kích hoạt 6 bảng hiển thị VMS và LCS trên tuyến chính dài 40 km, cùng 45 màn hình tại Trung tâm quản lý điều hành ở huyện Bình Chánh, TP.HCM.

Giai đoạn 2 sẽ tiếp tục sửa chữa 8 bảng VMS và LCS, toàn bộ camera dọc tuyến và thiết bị đo đếm xe trên đường dẫn vào cao tốc. Đồng thời, các lỗi còn lại của hệ thống sẽ được khắc phục để đảm bảo tính năng đa dạng phần cứng và phần mềm. Tổng kinh phí cho giai đoạn 2 ước tính khoảng 11 tỷ đồng.

Thực tế, Việt Nam đã rất nỗ lực nghiên cứu để tự làm chủ công nghệ ITS. Hiện nay, cả nước mới chỉ có 8/34 tuyến cao tốc được đầu tư lắp đặt hệ thống ITS.