– Không bám sát vạch chia đường 

Khi tham gia giao thông, tài xế phải đi đúng phần đường, làn đường quy định. Tuy nhiên, với đường đèo hẹp, quanh co, một bên là vực sâu, một bên là vách núi thì bạn không nên chạy xe sát theo vạch chia đường. Nguyên nhân là nếu đi sát vạch chia đường, gặp các tình huống đối đầu nguy hiểm, đặc biệt là khi vào cua hay lúc trời mưa to, sương mù sẽ làm đường trơn trượt và tầm nhìn xa bị hạn chế sẽ không có đường tránh để xử lý kịp thời và khả năng xảy ra va chạm với xe đi ngược chiều là rất cao.

Cách lái xe ô tô an toàn khi lái xe đường đèo là cần để lại khoảng trống so với vạch chia đường để có không gian xử lý các tình huống rủi ro bất ngờ xảy ra.

– Giữ khoảng cách an toàn, nhường đường cho xe khác: Đường đèo thường nhỏ hẹp nên lái xe cần ưu tiên nhường đường cho xe khác để hạn chế ách tắc và xảy ra va chạm. Bạn chỉ nên vượt lên trong điều kiện an toàn và xác định thời gian để về đúng làn sau khi vượt.

Lái xe cũng cần đặc biệt chú ý giữ khoảng cách với xe phía trước, nhất là đối với những xe có trọng tải lớn như: xe tải, container…

– Lái xe tốc độ chậm, quan sát kỹ khi vào cua: Theo thống kê thì đa phần các vụ tai nạn trong khi lái xe trên đường đèo dốc thường xảy ra ở các khúc cua. Nguyên nhân chính là do tài xế bất cẩn, không quan sát, chạy quá tốc độ quy định, lấn đường, vượt ẩu…khi vào cua.

Để tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra, khi đến đoạn cua, tài xế cần giảm tốc, quan sát xung quanh, quan sát gương cầu lồi và bóp còi báo hiệu cho các xe khác, cua tròn, không lấn sang làn ngược chiều và cũng không được bám sát vạch kẻ tim đường.

– Không dừng đỗ giữa đường đèo: Đường đèo vốn rất hẹp và không có chỗ cho xe đậu và đây cũng là điều bị cấm trong Luật. Do vậy, nếu lái xe tự ý đậu xe trái phép giữa đường, dù đã đậu gọn vào lề nhưng vẫn có thể gây nguy hiểm cho chính mình và tai nạn cho xe khác.

Theo kinh nghiệm lái xe chia sẻ khi lái xe đường đèo, bạn chỉ được phép dừng, đỗ trong các tình huống khẩn cấp và bắt buộc phải bật đèn hay còi cảnh báo, để chướng ngại vật cách xa ít nhất 50 m hoặc cố gắng chạy đến trạm dừng đỗ theo đúng quy định.

– Mang theo nước uống và ghỉ ngơi nhiều chặng: Khi di chuyển trên các đoạn đường đèo, việc chia nhỏ hành trình thành nhiều chặng sẽ giúp tài xế có thời gian nghỉ ngơi, động cơ xe cũng được làm mát. Thêm vào đó, bạn cũng cần chuẩn bị nước uống để giữ tinh thần tỉnh táo, tập trung hơn khi lái xe, tránh mệt mỏi, say xe do chưa quen với cung đường và độ cao mới.

– Lưu ý các biển báo nguy hiểm

Khi điều khiển phương tiện, lái xe cần đặc biệt chú ý quan sát các biển báo nguy hiểm được cơ quan chức năng đặt trên đường. Điều này giúp  các lái xe chủ động kiểm soát được các tình huống bất ngờ có thể xảy ra, bình tĩnh xử lý và đảm bảo an toàn cho hành trình của mình.

– Trước khi đi đèo, lái xe nên kiểm tra kỹ các yếu tố sau:

Kiểm tra áp suất và độ mòn của lốp. Nếu thấy lốp ô tô đã sử dụng trên 5 – 6 năm và bị mòn thì nên thay mới để đảm bảo an toàn cho chuyến đi.

Kiểm tra phanh, hệ thống phanh, má phanh, dầu phanh…Nếu thấy dấu hiệu bất thường như: phanh bị kêu, bị nặng, bàn đạp phanh thấp thì cần mang xe đi kiểm tra, bảo dưỡng.

Kiểm tra cần gạt mưa, vì gạt mưa có tác dụng làm sạch kính lái, đảm bảo tầm nhìn cho lái xe. Do đó, trước khi đi đèo, bạn nên kiểm tra lại gạt mưa và thay thế nếu bộ phận này gặp hư hỏng.

Kiểm tra nhiên liệu vì trên đường đèo thường ít có trạm xăng dầu. Do vậy, ttốt nhất là lái xe nên đổ đầy nhiên liệu trước khi bắt đầu hành trình.